Core switch Cisco là gì? chức năng của switch core trong hệ thống mạng
Đặc điểm của Core Switch, Hiện nay trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều những loại Switch Cisco khác nhau, đảm nhiểm vai trò và có những tính năng riêng biệt để đảm bảo ổn định của các thiết bị được kết nối và tín hiệu đường truyền mạng.
Core Switch là gì? Chức năng, sự khác biệt giữa Core Switch và Switch Access như nào? Hệ thống Core Swtich nào của Cisco đang phổ biến?...Chính là những tắc mắc của quý bạn đọc khi tìm hiểu về dòng các thiết bị chuyển mạch Cisco.
Với kinh nghiệm nhiều năm phân phối chuyên tư vấn giải pháp trong bài viết ngắn dưới đây thietbimangcisco xin chia sẻ tới bạn đọc những thông tin hữu ích giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.
Core Switch Cisco là gì?
Nếu các loại Switch Access thông thường chỉ dùng để kết nối với các máy tính thì Core Switch lại khác. Đây là một loại Switch có khả năng chịu tải lớn từ các tầng và thường loại này là các Switch Layer 3 có khả năng Routing giống như Router vậy.
Cũng bởi vậy mà giá thành của dòng sản phẩm này thường cao hơn rất nhiều lần so với Switch Access thông thường.
Hệ thống Core Switch của Cisco đang phổ biến
Core Switch được thiết kế với các tính năng mạnh mẽ và bởi vậy thông thường trong một hệ thống mạng Cisco sẽ như hình ảnh bên dưới.
Hình ảnh: Core Switch trong hệ thống 3 lớp
Trong đó khối chuyển mạch lõi sử dụng các Core Switch có hiệu năng cao phục vụ nhu cầu chuyển mạch chính trong toàn bộ hệ thống và điểu chỉnh toàn bộ lưu lượng mạng trong hệ thống được xử lý ở tốc độ cao kèm theo tinh sẵn sàng trong khả năng kết nối thực thi phân phối cũng như bảo mật các kết nối.
Khối chuyển mạch Distribution Switch phân phối lưu lượng và định tuyến giữa các VLAN khác nhau. Các cổng Uplink quang tốc độ cao, kết nối 10Gigabit để kết nối với Switch tập trung của Core Switch.
Tiếp đến chính là các Switch Access bao gồm các Switch truy cập dùng để kết nối giữa các thiết bị với hệ thống mạng.
Điểm khác biệt giữa Switch Core và Switch Access
Core Switch được sử dụng ở một vị trí khác hoàn toàn so với các Switch Access do đó chúng cũng sở hữu những tính năng vượt trội hơn hẳn.
Core Switch được coi là xương sống của hệ thống mạng, thông thường trong mô hình 3 lớp của Cisco thì Switch Core nằm trên cùng của mô hình 3 lớp và chúng thực hiện vận chuyển lượng lớn dữ liệu, tốc độ cao mà vẫn đảm bảo được độ tin cậy nhất định.
Khi chọn thiết bị này bạn cũng cần lưu ý chọn các giao thức định tuyến có thời gian thiết lập thấp nhất và có kèm bảng định tuyến đơn giản nhất.
Hình ảnh: Sự khác nhau giữa Core Switch và Switch Access
Đơn giản hơn Switch Access được sử dụng để cung cấp kết nối cổng đến từng Client trên một mạng, mọi người vẫn hay gọi phân khúc dòng sản phẩm này là Desktop Layer và đặc biệt phù hợp với các tính năng của lớp Access như:
- Tiếp tục thực hiện các access control và policy từ lớp Phân Phối.
- Tạo ra các collision domain riêng biệt nhờ dùng các switch chứ không dung hub/bridge.
- Lớp truy cập phải chọn các bộ chuyển mạch có mật độ cổng cao đồng thời phải có giá thành thấp, kết nối đến các máy trạm hoặc kết nối tốc độ Gigabit (1000 Mbps) đến thiết bị chuyển mạch ở lớp phân phối.
- Bạn có biết tại sao Catalyst 9200 Series được ưa chuộng?
- Catalyst C2960-L giải pháp cải thiện hiệu năng cho SMB
- Switch Cisco Catalyst 2960L dòng sản phẩm mới của hãng Cisco có gì đặc biệt?
- Cisco Sài Gòn phân phối switch Cisco catalyst 3850 chính hãng cho công trình dự án
- Hướng dẫn cài đặt phần cứng Switch Cisco Catalyst 9200 Series
- Danh sách Modules SFP Cisco 1000BASE, 10GBASE (SFP+), 40GBASE (QSFP+), 100GBASE (QSFP+)